Cách đây vài ngày, trên đường đi học về, đứa con trai chín tuổi của tôi nói với tôi rằng con nóng lòng muốn về nhà để viết tiếp câu chuyện còn đang dở dang ở trường. Câu nói ấy khiến tôi hạnh phúc hơn hết – không chỉ vì con hào hứng với câu chuyện của mình, mà vì con đã khám phá ra cách làm việc này. 

 

Có điều gì đó đặc biệt khi làm việc cho chính dự án của riêng bạn. Tôi sẽ không nói chính xác rằng bạn hạnh phúc, nhưng một từ diễn tả chính xác cảm xúc của bạn hơn sẽ là phấn khích. Bạn hạnh phúc chỉ khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, nhưng thường thì mọi thứ sẽ không như ta mong đợi.

 

Bạn có những khoảnh khắc hạnh phúc khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, nhưng chúng không kéo dài, bởi vì rồi sau đó bạn sẽ phải tiếp tục đối mặt với vấn đề mới mà thôi. Vậy tại sao lại làm điều đó? Bởi vì một số người sẽ thích làm việc theo cách này. Bạn cảm thấy như thể bạn là một con vật trong môi trường sống tự nhiên của nó, và làm những việc thuộc về bản năng.

 

Nhiều trẻ em cảm thấy hứng thú khi làm việc trong các dự án mà chính chúng xây đắp. Phần khó là vẫn giữ được sự thích thú đó khi trở thành người lớn. Chúng ta xem việc “chơi” và “sở thích” của bọn trẻ khác biệt với một “công việc thực sự”.

 

Thay vì nói với bọn trẻ rằng những ngôi nhà trên cây có thể giúp chúng có những kỹ năng hữu ích trên con đường trưởng thành, thì chúng ta lại nói rằng trường học mới là nơi đem lại những kỹ năng đó. Và thật không may, việc học ở trường rất khác với việc làm trong các dự án của chính bọn trẻ ở trường đời. 

 

Thật lòng thì tôi cảm thấy có chút buồn khi nghĩ đến việc tất cả những đứa trẻ không được tự tay xây dựng những ngôi nhà trên cây, mà chúng phải ngồi trong lớp học một cách nghiêm túc về các định luật Darwin hay Newton để vượt qua một kỳ thi nào đó. Trong khi đó Darwin và Newton thật ra đã học được nhiều điều thông qua việc làm những dự án của chính mình hơn là học để thi cử.

 

Nếu phải lựa chọn giữa việc con tôi đạt điểm cao và việc say mê với các dự án của riêng chúng, tôi sẽ chọn đáp án thứ hai. Không phải vì tôi là một bậc phụ huynh nuông chiều con cái, mà bởi vì tôi đã trải qua và tôi biết cái nào có giá trị hơn cho con tôi. Cũng như khi tôi chọn công ty khởi nghiệp cho Y Combinator, tôi không quan tâm đến điểm thành tích của ứng viên mà tôi chỉ muốn để tâm đến các dự án của chính họ hơn.

 

Nhưng bản chất của trường học là vậy. Tôi không nói rằng chúng ta phải thiết kế lại chương trình giáo dục (không có nghĩa là chúng ta không làm được), mà điều quan trọng chính là chúng ta nên hiểu những gì nó ảnh hưởng đến thái độ làm việc của chúng ta như thế nào.

 

Đôi khi, bài tập ở trường trở thành một dự án của riêng mình. Chẳng hạn như viết một bài báo cáo hay những bài làm nhóm, bài tiểu luận,… Tất cả chúng đều có thể được xem như là một dự án riêng. Vậy chính xác thì đâu là tiêu chí của các dự án của riêng mình? Đó là một câu hỏi thú vị, một phần vì câu trả lời quá phức tạp, nhưng có thể tóm gọn lại qua cả 02 tiêu chí chính: 

  • Bạn đang làm việc đó một cách tự nguyện, thay vì chỉ vì ai đó bảo bạn làm vậy
  • Chính bạn tham gia làm việc đó

 

Ở tiêu chí thứ hai – chính bạn tham gia làm việc đó – có thể được hiểu một cách rộng hơn. Dự án do chính bạn tham gia ấy cũng được dần trở thành sự hợp tác – giữa bạn và nhiều người khác. Và thật thú vị, nó thể hiện sự hợp tác theo hai cách khác nhau. Một cách để cộng tác là chia sẻ một dự án duy nhất. Ví dụ, khi hai nhà toán học cộng tác trên một bằng chứng hình thành trong quá trình trò chuyện giữa họ. Một cách khác là khi nhiều người đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng biệt trên cùng một dự án của họ như trò chơi ghép hình. Ví dụ, khi lên kế hoạch viết sách thì một người viết nội dung, còn một một người khác thiết kế đồ họa. 

 

Tất nhiên, hai con đường dẫn đến sự cộng tác này có thể được kết hợp với nhau. Nhưng trong những điều kiện thích hợp, hứng thú làm việc trong một dự án của bản thân có thể được duy trì trong một thời gian khá dài trước khi hòa vào dòng chảy hỗn loạn của công việc trong một tổ chức lớn. Thật vậy, lịch sử của các tổ chức thành công một phần là lịch sử của các kỹ thuật bảo tồn sự phấn khích đó.

 

Nếu các dự án của bạn là loại hình kiếm tiền, bạn sẽ dễ dàng bắt tay vào thực hiện chúng. Và phần khó nhất, thường là tinh thần làm việc. Đây cũng chính là điểm khác biệt nhất giữa người lớn và trẻ em. Trẻ em chỉ cần lao vào và xây dựng ngôi nhà trên cây của mình mà không cần lo lắng về việc liệu chúng có đang lãng phí thời gian hay không, hay chúng so sánh với những ngôi nhà trên cây khác như thế nào. Và thành thật mà nói, chúng tôi có thể học được rất nhiều điều từ những đứa trẻ ở đây. Các tiêu chuẩn cao mà hầu hết những người trưởng thành dành cho công việc “thực tế” không phải lúc nào cũng phục vụ chúng ta tốt.

 

Giai đoạn quan trọng nhất trong một dự án của chính mình là lúc bắt đầu: khi bạn chuyển từ “suy nghĩ làm” sang “thực sự làm” có thể là điều tuyệt vời. Và tại thời điểm đó, các tiêu chuẩn cao không chỉ đơn thuần là vô ích mà còn có hại. Có một vài người bắt đầu quá nhiều dự án mới, nhưng tôi nghi ngờ hơn thế nữa, những người bị nản lòng vì sợ thất bại khi bắt đầu những dự án mà lẽ ra họ đã thành công nếu có.

 

Hãy nhớ rằng bạn đã có sự tự tin khi lúc nhỏ bắt đầu một cái gì đó mới! Đó sẽ là một thứ mạnh mẽ để dự án của riêng bạn đạt được kết quả đáng mong đợi.

 

Nếu người lớn khó giữ được sự tự tin đó, thì ít nhất chúng ta có xu hướng nhận thức rõ về những gì điều mình đang làm. Trẻ em tung tăng tự làm điều chúng thích hoặc được người khác yêu cầu làm việc này việc kia nhưng hầu như không nhận ra điều gì đang xảy ra với chúng. Trong khi đó, chúng ta biết nhiều hơn về các loại công việc khác nhau và có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với những công việc mình làm. Lý tưởng nhất là chúng ta có thể có cả hai thế giới: cân nhắc trong việc lựa chọn thực hiện các dự án của riêng mình và tự tin khi bắt đầu những dự án mới.

 

Nguồn: Paul Graham