Khi chúng tôi bán công ty khởi nghiệp của mình vào năm 1998, tôi trở nên có rất nhiều tiền trong tay. Bây giờ tôi phải nghĩ về một điều mà trước đây tôi không phải nghĩ: làm thế nào để không đánh mất số tiền này. Tôi biết có thể đi từ giàu sang nghèo, cũng như có thể đi từ nghèo sang giàu. Tôi của những năm qua đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu các con đường từ nghèo trở nên giàu, thực tế tôi không biết gì về các con đường từ giàu xuống nghèo. Bây giờ, để tránh chuyện này xảy ra, tôi phải tìm hiểu xem chúng đang ở đâu.

 

Vì thế, tôi bắt đầu tìm hiểu chuyên sâu đến chuyện của cải bị hao hụt như thế nào. Nếu bạn hỏi tôi khi còn bé rằng làm sao để từ giàu chuyển sang nghèo khó, tôi sẽ trả lời là cứ tiêu hết số tiền mà bạn có. Đó là chuyện xảy ra trong sách và phim.

 

Nhưng trên thực tế, hầu hết các tài sản bị hao hụt không phải là do chi tiêu quá mức, mà là do các khoản đầu tư tồi tệ.

 

Thật khó để tiêu xài mà không nhận ra. Một người có gu thẩm mỹ bình thường sẽ khó có thể vung tiền mua sắm vài chục nghìn đô mà không nghĩ rằng “ồ, tôi đang tiêu rất nhiều tiền.” Trong khi nếu bạn đầu tư vào chứng khoán phái sinh, bạn có thể mất một triệu đô la (thực sự là bao nhiêu tùy số lượng bạn muốn đầu tư) trong nháy mắt! 

 

Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, việc tiêu tiền vào những thứ xa xỉ, chi tiêu vào những thứ xa hoa dường như là thú vui vật chất thỏa mãn chính mình. Và trừ khi bạn có được tiền nhờ được thừa kế hoặc trúng số, bạn đã được huấn luyện kỹ lưỡng rằng sự buông thả bản thân sẽ dẫn đến rắc rối. 

 

Việc đầu tư thì lại lướt qua những cảnh báo đó. Bạn không tiêu tiền; bạn chỉ cần chuyển nó từ tài sản này sang tài sản khác. Đó là lý do tại sao những người cố gắng bán cho bạn những thứ đắt tiền và đánh vào tâm lý rằng “đó là một khoản đầu tư.”

 

Giải pháp ở đây là bắt đầu phát triển các báo động mới trong tâm trí bạn. Đó có thể là một công việc kinh doanh khó khăn, bởi vì các cảnh báo ngăn bạn chi tiêu quá mức là rất cơ bản, thậm chí chúng có thể nằm trong DNA của chúng ta, còn những cảnh báo nhắc nhở bạn đầu tư vào những khoản đầu tư tồi thì phải được học và trải nghiệm và đôi khi khá là phản trực giác.

 

Vài ngày trước, tôi nhận ra một điều đáng ngạc nhiên: hồi chuông cảnh báo lãng phí thời gian cũng giống như tiền bạc. Cách nguy hiểm nhất để phung phí thời gian không phải dùng nó cho các hoạt động giải trí thư giãn mà là dùng để làm những việc không thực tế. Khi bạn dành thời gian để vui chơi, bạn biết mình đang thư giãn, tận hưởng cuộc sống. Tâm trí bạn bắt đầu cảnh báo khá nhanh. Chẳng hạn như nếu tôi thức dậy vào một buổi sáng, ngồi xuống ghế sofa và xem TV cả ngày, tôi sẽ cảm thấy như có điều gì đó không ổn. Chỉ nghĩ đến điều đó thôi cũng khiến tôi nhăn nhó. Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu sau khi ngồi trên ghế sofa xem TV trong 2 giờ, chứ đừng nói là cả ngày.

 

Và tôi chắc chắn đã có những ngày mà tôi cũng có thể ngồi trước màn hình TV cả ngày – cuối ngày cuối giờ, nếu tôi tự hỏi mình đã làm gì vào ngày hôm đó, câu trả lời sẽ là: cơ bản là không làm gì cả. Tôi cũng cảm thấy tồi tệ sau những ngày này, nhưng không gì tệ bằng nếu tôi dành cả ngày trên ghế sofa để xem TV và cảm thấy như mình đang rơi vào cảnh điêu tàn. Nhưng những cảnh báo tương tự sẽ không xuất hiện vào những ngày tuy tôi chưa hoàn thành công việc nhưng tôi có đang làm những công việc thực sự. Ví dụ việc xử lý email chẳng hạn. Bạn làm điều đó khi ngồi tại bàn làm việc. Không vui chút nào. Nhưng nó phải là công việc.

 

Thời gian cũng như tiền bạc, việc tránh né khỏi những thú vui tiêu khiển không bao giờ là đủ để bảo vệ bạn. Nó có lẽ đủ để bảo vệ những người ở thời kỳ săn bắn hái lượm và xã hội tiền công nghiệp. Vì vậy, tính cách bẩm sinh và sự tôi luyện kết hợp lại để giúp ta tránh được sự buông thả, ham mê lạc thú của bản thân. Nhưng thế giới giờ đã trở nên phức tạp hơn: những cạm bẫy nguy hiểm nhất hiện nay là có những hành vi mới có thể né tránh những báo động về tự xá tội bằng cách bắt chước những người có đạo đức. Và điều tồi tệ nhất là, chúng ta thậm chí còn không cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

 

Nguồn: paulgraham