sự kiện thay đổi lịch sử thế giới

Câu hỏi: Bạn có thể mô tả một số tai nạn kỳ lạ, ví dụ: sự kiện lịch sử, phát minh hoặc sự kiện chung, đã thay đổi tiến trình lịch sử không?

Trả lời: bởi Balaji Viswanathan, một người yêu thích lịch sử.

Một cú rẽ nhầm đã bắt đầu Chiến Tranh Thế Giới thứ I

Vào ngày 28 tháng 6 năm 1914, khi Thái tử của Áo có chuyến đi đến Bosnia, xe của anh ấy đã rẽ nhầm đường. Lúc đó, ba chiếc xe trong đoàn của Thái tử đang chạy theo một lộ trình. Tuy nhiên, lộ trình đã thay đổi giữa đường, và hai chiếc đầu đã theo lộ trình mới. Xe cuối, chính là xe chở Thái tử, không biết lộ trình đã được sửa nên đã đi theo lộ trình cũ. Khi nhận ra điều này, họ đã cho xe quay lại.

Đúng lúc đó, họ đã lùi xe lại gần một tên sát thủ khi anh này đang chờ để ám sát Thái tử. Nhờ chiếc xe đang quay đầu chậm mà tên sát thủ đã có cơ hội bắn Thái tử, khơi mào cho cuộc Chiến Tranh Thế Giới thứ I.

Sự chỉ đường sai của một chàng trai đã biến Kashmir thành một phần Ấn Độ

Vào ngày 22 tháng 10 năm 1947, một nhóm nhiều người quân đội Pakistan đã đến thủ đô của Kashmir để chiếm lãnh thổ. Vương quốc này là một quốc gia độc lập vào thời điểm đó và vị Vua không đồng ý sáp nhập vào Ấn Độ hay Pakistan. Pakistan muốn dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ nên đã cử lực lượng vũ trang cải trang thành những kẻ đột kích địa phương.

Một thiếu niên đi mô tô tên là Mohd Maqbool Sherwani đã chỉ hướng đi cho những kẻ đột kích khi họ hỏi anh ấy vị trí của thủ đô. Chàng thanh niên đã chỉ sai vị trí. Sau vài ngày, nhóm lực lượng vũ trang từ Pakistan đã bị lạc bởi sự chỉ đường của cậu ấy, cùng lúc Ấn Độ phát hiện cuộc xâm lược, bắt Maharajah phải ký vào hiệp định tham gia vào Ấn Độ và chuyển quân đến sân bay tại thủ phủ của Srinagar. Cùng lúc đó người Pakistan đã đến thủ đô, một nhóm nhỏ quân đội Ấn Độ đang chờ họ và thậm chí khi người Ấn Độ đông hơn tỉ lệ 10:1 họ vẫn giữ sân bay đủ thời gian cho đến khi Ấn Độ cho thêm quân để hoàn thành chiếm đóng hết thủ đô.

Những kẻ đột kích người Pakistan đã rất tức giận khi một thiếu niên có thể đánh lừa họ dễ dàng và đóng đinh anh ta – theo nghĩa đen.

Những cơn mưa chiều bất ngờ đã khiến Ấn Độ rơi vào sự thống trị của Anh

Vào ngày 23 tháng 6 năm 1757, quốc vương của Bengal đang tập trung đấu với quân của East India Company thì cơn mưa chiều trút xuống bất ngờ. Người Anh thông minh đã bọc súng của họ bằng bạt. Quân đội của quốc vương thì không. Sau cơn mưa chiều, súng của quân đội Quốc Vương bị ẩm và tất cả họ đã bắn chệch làm cho những con voi chiến chạy tứ tung, đè bẹp quân đội của Quốc Vương. Người Anh đã thắng và thậm chí tiếp quản Bengal. 50 năm sau, người Anh đã chiếm toàn bộ Ấn Độ. Đó là trận chiến của Plassey.

“… một trận mưa như trút nước kéo dài nửa giờ. Lính pháo binh Anh nhanh chóng che khẩu pháo và đạn dược của họ bằng bạt, nhưng kẻ thù đã không làm được điều đó và pháo binh của họ đã bị ngừng hoạt động, để khi quân đội của Quốc Vương tiến về phía trước, cho rằng khẩu đại bác của Clive cũng hết tác dụng, nó gặp phải một cơn bão lửa tàn lụi. Kẻ thù rút lui và Siraj, người không tin tưởng vào các tướng của mình và đã được nhà chiêm tinh của mình cảnh báo sắp bị đánh bại.”

Mũi tên lạc đã mang đến đế chế Mughal

Vào trận chiến thứ hai của Panipat (1556), Hemu Chandra Vikramaditya đã trở thành người thừa kế Mughal Akbar. Cho đến khi một cung thủ bắn trúng mắt anh ta. Anh ta vẫn tiếp tục chảy máu dù đã được băng bó vết thương và kết quả là Akbar đã thắng trong tình huống lộn xộn. Nếu không có điều đó sẽ không có đế chế Mughal.

Nguồn: Quora