Lúc trẻ, tôi nghĩ rằng người lớn sẽ hiểu rõ mọi thứ. Bây giờ tôi trưởng thành, tôi nhận ra điều này không đúng.

 

Tôi luôn cảm thấy mình giống như một kẻ “noob” (người mới, thiếu kiến thức và kinh nghiệm). Có vẻ như tôi luôn nói chuyện với các startup làm việc trong lĩnh vực mới nào đó nhưng tôi lại không biết một chút gì về lĩnh vực đó cả, hoặc đọc một cuốn sách về chủ đề mà tôi chưa hiểu rõ, hoặc đến thăm một quốc gia mới và chưa biết mọi thứ hoạt động như thế nào.

 

Thật không dễ chịu khi cảm thấy mình là một “tấm chiếu mới”. Và từ “noob” chắc chắn không phải là một lời khen. Và hôm nay, tôi nhận ra một điều đáng khích lệ về việc trở thành một noob: bạn càng là một noob ở quê phương, thì bạn càng ít là một noob trên toàn cầu.

 

Ví dụ, nếu bạn cứ ở mãi quê hương của mình thì bạn sẽ ít cảm thấy mọi thứ mới mẻ so với việc chuyển đến một vùng đất mới. Và bạn sẽ biết nhiều hơn nếu bạn đặt chân đến nhiều vùng đất mới. Vì vậy, khi bạn càng có nhiều cảm giác mình là một “tấm chiếu mới” thì đồng nghĩa bạn còn thiếu nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế.

 

Nhưng nếu cảm giác mình như một “tấm chiếu mới” là tốt cho chúng ta, tại sao chúng ta lại không thích nó? Điều này có thể phục vụ cho mục đích tiến hóa, phát triển nào không?

 

Câu trả lời là có hai nguồn gốc của cảm giác mình như một “noob”, đó là ngu ngốc và làm một điều gì đó mới lạ. Việc chúng ta không thích cảm giác giống như một người “noob” là do não bộ của chúng ta nói với chúng ta rằng “Nào, nào, hãy tìm ra điều này.” Đó là điều đúng đắn được suy nghĩ trong hầu hết lịch sử loài người. Cuộc sống của những người trong thời kỳ săn bắn hái lượm rất phức tạp, nhưng nó không có quá nhiều thay đổi như cuộc sống bây giờ. Họ không phải tìm ra những việc phải làm với đồng tiền ảo. Vì vậy, họ sẽ có thiên hướng giải quyết các vấn đề thiết thực trong cuộc sống (ăn, uống để sinh tồn) hơn là tìm ra những vấn đề mới. Việc chúng ta ở cuộc sống hiện tại không thích cảm giác trở thành một kẻ ngây ngô cũng giống như người trong thời săn bắn hái lượm – khan hiếm thức ăn – họ không thích cảm giác đói.

 

Bây giờ, có quá nhiều thức ăn lại là một vấn đề, việc chúng ta không thích cảm thấy đói khiến chúng ta lạc lối. Và có lẽ rằng chúng ta không thích cảm giác mình như “tấm chiếu mới” cũng giống vậy.

 

Mặc dù cảm thấy đó khó chịu và đôi khi mọi người xung quanh sẽ chế giễu bạn vì điều đó, nhưng bạn càng cảm thấy mình giống như một kẻ ngốc thiếu kinh nghiệm thì càng có động lực cố gắng trau dồi và phát triển bản thân.

 

Nguồn: Paul Graham