Xây team In-house hay hợp tác cùng Revenue-Sharing Agency

Published On: 07/05/2025

 

Với các chủ doanh nghiệp SME, bài toán cốt lõi luôn xoay quanh hai tài nguyên giới hạn: tiền bạc và thời gian – công sức. Làm sao để đầu tư ít nhất, thu về nhiều nhất, mà đồng thời ít “kiệt sức” nhất? Đây luôn là câu hỏi quan trọng, định hướng mọi quyết định trong công ty.

Và đó cũng chính là tiêu chí dẫn lối các founder/CEO khi phải đứng trước một ngã rẽ quan trọng: Xây dựng đội ngũ Marketing In-house hay hợp tác với một Revenue-Sharing Agency?

Sự thật là, không có một đáp án chung cho tất cả. Tùy vào năng lực nội bộ, định hướng phát triển và nguồn lực hiện có, mỗi doanh nghiệp sẽ cần tự cân nhắc để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho mình.

Dưới đây là 3 yếu tố then chốt bạn cần đặt lên bàn cân trước khi ra quyết định.

1. Năng lực dẫn dắt và vận hành marketing nội bộ
Nếu bạn không đủ chuyên môn, kinh nghiệm hoặc thời gian để chỉ đạo đội ngũ marketing, thì lời khuyên nhanh chóng là: thuê ngoài cho khỏe.

Tự mày mò chỉ khiến bạn đốt thêm tiền, tốn thêm thời gian và quan trọng nhất: bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng.

Ngay cả khi bạn có khả năng khả năng làm marketing tốt, bài toán không chỉ là “mình có làm được không”, mà còn là: “Nguồn lực mình có nên đặt vào đâu để tạo ra đòn bẩy lớn nhất?”

Để doanh nghiệp tăng trưởng, cần phải liên tục giải quyết các bài toán khác nhau về sản phẩm, logistics, chăm sóc khách hàng, nhân sự,… Người quản lý doanh nghiệp sẽ cần phải chọn các lĩnh vực trọng yếu để đầu tư thời gian và năng lượng, phù hợp với bối cảnh ở từng giai đoạn khác nhau.

Nhiều founder đã chọn cách giữ vai trò định hướng tổng thể, còn việc thực thi thì giao cho đối tác chuyên trách để vừa tiết kiệm thời gian, vừa tối ưu hiệu suất.

2. Khả năng gánh vác toàn bộ chi phí vận hành nội bộ
Xây dựng in-house team không chỉ đơn giản là trả lương. Bạn sẽ phải gánh toàn bộ chi phí chìm: tuyển dụng, đào tạo, phúc lợi, văn phòng, quản lý đội ngũ, và cả rủi ro nhân sự nghỉ việc.

Tính trung bình, tổng chi phí thực tế cho một nhân sự thường gấp 2.5-3 lần lương chính thức. Trong khi đó, một đối tác Revenue-Sharing Agency chỉ kiếm được tiền khi giúp bạn tăng trưởng thật sự và họ sẽ giúp bạn san sẻ các chi phí và rủi ro khi kết quả kinh doanh chưa thật sự tốt.

Chỉ khi việc tự vận hành mang lại hiệu quả quả tốt hơn vài lần so với hợp tác, thì việc xây đội ngũ in-house mới thực sự đáng cân nhắc.

3. Cơ hội tăng trưởng
Ngoài chi phí vận hành, thứ đắt giá nhất là chi phí cơ hội. Đó là những khả năng tăng trưởng bị mất đi vì chậm ra quyết định, chậm triển khai, chậm thích nghi.

Tự xây team in-house mang lại sự chủ động và độc lập. Nhưng cái giá phải trả có thể là 6-12 tháng tuyển dụng, đào tạo, và tinh chỉnh bộ máy. Trong khi đó, thị trường vẫn chuyển động liên tục. Đối thủ không chờ bạn. Khách hàng cũng không chờ bạn.

Ngược lại, hợp tác với một Revenue-Sharing Agency giúp bạn có ngay một đội ngũ sẵn sàng chiến đấu, đầy đủ chuyên môn và có động lực mạnh mẽ giúp bạn tạo ra doanh thu nhanh.

Một cách làm hiệu quả là hãy hợp tác với một đối tác như vậy cho đến khi chi phí bạn trả cho họ lớn hơn 4-5 lần so với tổng chi phí của việc tự vận hành thì “mang việc về nhà”.

Đừng chỉ tự hỏi:
“Mình có tự làm được không?”

Hãy hỏi thêm:
“Làm cách nào để nguồn lực mình bỏ ra sinh lời tốt nhất?”

Nếu bạn đã có đủ năng lực, đủ đội ngũ, rõ đường đi, hãy mạnh dạn xây team trong nhà.
Còn nếu chưa, hãy tập trung nguồn lực cho những gì bạn làm tốt nhất, và tìm một đối tác sẵn sàng chia sẻ rủi ro và thành quả để cùng bạn đi nhanh hơn, xa hơn.

Kết quả cuối cùng không phải là tiết kiệm được bao nhiêu, mà là doanh nghiệp của bạn đã tiến nhanh, tiến xa đến đâu.

Share this article

Leave A Comment