Câu hỏi: Vì sao thế hệ ngày nay cảm thấy không hạnh phúc?

Trả lời: Deepak Mehta

——————————-

Kết quả không mong đợi việc thế hệ millennial (người sinh từ giữa những năm 80 đến giữa những năm 90) quá thiếu kiên nhẫn, vì họ trưởng thành trong thời kỳ công nghệ tiến bộ vượt bậc. 

Tyler Durden đã xác nhận điều này cách đây 2 thập kỷ. 

Chúng ta là đứa con thứ của lịch sử, bạn biết không. Chúng ta không có mục đích hay hoàn cảnh. Cuộc sống chúng ta không có Đại chiến hay Đại suy thoái. Cuộc đại chiến đối với chúng ta là cuộc chiến tâm linh và cuộc Đại suy thoái bắt nguồn từ chính cuộc sống của chúng ta. 

Thế hệ hiện nay thực sự là “những đứa con thứ”. 

Lúc tôi sinh ra trong một giai đoạn chuyển tiếp lớn, việc sở hữu một chiếc radio tại một ngôi làng nông thôn ở Ấn Độ là một việc rất xa xỉ. Sau đó khi có tivi, trong mỗi làng chỉ có một gia đình đủ khả năng mua một chiếc tivi và họ sẵn sàng hàng ngày cùng chia sẻ cùng với các gia đình khác. Những đứa trẻ thường dán mắt vào các chương trình ảo thuật, bà nội trợ được giải lao vài giờ, những người đàn ông hào hứng bàn về chính trị và cricket hơn là thực sự xem tivi, và những người già buôn những trò đùa, tất cả họ cùng ngồi lại với nhau để xem Mahabharata. 

Khi tôi lên 5 tuổi, gia đình tôi chuyển đến một thành phố mới, nơi cách làng hơn một nghìn km, người dân vùng này họ nói một thứ ngôn ngữ rất “lạ”, còn gọi là Marathi. Tôi sợ đi đến một vùng đất mới, nhưng nỗi sợ đó nhanh chóng nhường chỗ cho sự lo lắng khi bố tôi nói rằng ông sẽ mua một một chiếc tivi khi chúng tôi ổn định cuộc sống và dĩ nhiên ở một thành phố lớn như Pune, tivi không chỉ một kênh, mà có gần chục kênh. Cuộc sống tôi chưa bao giờ cảm thấy tốt hơn! 

Sau hơn một thập kỷ, khi đã có những chiếc “máy tính cầm tay” xuất hiện trên thị trường. Điện thoại thông minh tuy nhỏ nhưng lại mạnh mẽ như máy tính – với công dụng máy ảnh, phát nhạc, phát video và trình duyệt. Mọi thứ đều có thể truy cập chỉ bằng một nút bấm, bao gồm cả việc theo dõi cuộc sống của những người bạn ảo trên “mạng xã hội”. Trong giai đoạn bắt đầu, mạng xã hội thật tuyệt vời. Bạn có thể giữ liên lạc với bạn bè mà không phải chịu phí điện thoại cắt cổ. Bạn có thể kết bạn với những người mà chưa bao giờ gặp trong đời thực. 

Chỉ sau vài năm, sự lan rộng của mạng xã hội còn nhanh hơn cả tốc độ của hàng loạt con thỏ đang đua về Viagra. Không lâu sau đó đã có những trang web dành riêng cho sở thích âm nhạc, chia sẻ hình ảnh, kết nối mạng chuyên nghiệp và đưa những quan điểm của bạn lên internet một cách vô tư cho hậu thế. Và trong những trang bạn xem qua, bạn có thể thấy người này được thăng chức, người kia đang tận hưởng một kỳ nghỉ sang trọng trên một hòn đảo xa lạ, người nọ mua những chiếc xe hơi sang trọng hay có người ăn uống tại những nhà hàng đắt đỏ đến mức nực cười. 

Và đó là khi những bất an, bản chất và lòng đố kỵ của chúng ta được khơi gợi. 

Nhìn một chút, về lần đầu tiên tôi cảm nhận được niềm vui khi có thể tự quyết định xem kênh nào. Đây là khoảng thời gian khá khó khăn đối với bố mẹ tôi. Bố tôi kiếm được ~5.000 yên mỗi tháng, ông cần chăm sóc một đứa con nhỏ và một đứa trẻ mới biết đi. Thế mà may mắn lại còn thử thách dũng khí của ông, khi ông mắc phải bệnh Lao – một căn bệnh khá nguy hiểm vào những năm 1995. Vì vậy, hàng ngày ông ấy phải dậy lúc 4 giờ để đi diễn tập quân đội, rồi quay về nhà nhanh chóng ăn bữa sáng để có thể quay lại lúc 9 giờ cho các nhiệm vụ. Sau chuỗi công việc đó, ông tiếp tục đến bệnh viện để điều trị và trở về nhà với một đứa trẻ 5 tuổi chẳng biết gì và một đứa trẻ 1 tuổi đang liên tục làm ồn. Một tháng bình yên là một tháng mà tiền chi tiêu trong nhà có thể dùng đến ngày thứ 20. 

18 năm sau, tôi đến Mumbai làm công việc đầu tiên của mình. Sau vài tháng đi làm, bố đã yêu cầu tôi tiết kiệm một ít cho học phí đại học của em gái. Tôi nhớ đã đồng ý với ông, nhưng lòng tôi cảm thấy ấm ức. “Cả đời tôi đã học tập, nỗ lực làm việc để có một công việc thoải mái. Bây giờ đáng lẽ là thời gian tôi dành để tận hưởng một chút nhưng tôi phải làm điều này? ” Tôi rất tức giận vì tôi đã lên kế hoạch cho kỳ nghỉ ở nước ngoài, khoản chi phí đó đã khiến tôi phải chậm lại gần một năm kế hoạch và tiền tiết kiệm. Rất nhiều bạn bè và bạn cùng lứa của tôi đã đến đó du lịch. Cuối cùng thì cũng có một khoản phí hút lấy khoản tiền lương lớn đầu tiên của tôi. 

Đêm đó, tầm 10 giờ tôi ra ngoài và tìm một góc nơi quán rượu gần nhà. Sau một vài giờ uống một mình để “nhấn chìm nỗi đau”, tôi chợt nhận thấy bản thân ích kỷ và đầy tính toán. 

Người đàn ông đó đã vất vả suốt cuộc đời vì tôi. Ông đã hy sinh cả bản thân, ước mơ và suốt 3 thập kỷ chết tiệt của cuộc đời mình. Ông muốn tôi nhận được nền giáo dục tốt nhất, dù nó đắt đỏ. Tôi chợt nhớ lại khoảng thời gian năm cuối của ngành kỹ sư, khi đó tôi đột ngột yêu cầu ông cho 20 ngàn yên để chiêu đãi bạn bè vì đã tốt nghiệp MBA. Ông ấy đã vui vẻ đồng ý (Có thể là tôi đã cảm thấy ông rất sẵn lòng; khi đó tôi đã quá hào hứng để ăn mừng). Ngay lúc này, đêm tối hòa cùng không gian của quán rượu, với phân nửa tỉnh nửa mê, tôi nhớ ra rằng có một chút ngập ngừng trước khi bố nói “Dĩ nhiên rồi, bố sẽ chuyển cho con sáng mai. Chơi vui vẻ nhé! Con xứng đáng được nó!”. 

Tôi chưa từng cảm thấy ghê tởm bản thân mình nhiều như lúc này. Thanh toán hóa đơn xong, tôi trở về nhà. Tôi cố gắng kiềm chế để không rơi nước mắt bằng việc hút một điếu thuốc.

Khi tôi ở đây, số tiền kiếm được trong một ngày nhiều hơn tiền bố tôi làm cả tháng. Thế mà, tôi lại than vãn về những trách nhiệm phải có và quyền lợi mà tôi không có. 

Đến ngày hôm nay, mỗi khi tôi cảm thấy bản thân không tỉnh táo, tâm trí tôi lại nhớ cái đêm ở quán rượu đó. 

Và thông qua trải nghiệm cá nhân ngày đó, tôi nhận ra rằng nguyên nhân đằng sau sự dằn vặt đến từ nhận thức của thế hệ ngày nay. Thực tế là chúng ta chưa thực sự chứng kiến ​​nó. 

Nỗi buồn của chúng ta không là tuyệt đối. Những trở ngại không có thật mà chỉ là thiếu thuận buồm xuôi gió. Hạnh phúc thì luôn phụ thuộc vào người khác, vì chúng ta mãi không hài lòng những việc người khác đang làm tốt hơn. Lợi thế của chúng ta chính là công nghệ, lại chính là lời nguyền. 

Nó đã đưa chúng ta đến gần với mọi điều hơn, nhưng nó cũng đang mở rộng phạm vi so sánh của chúng ta. Trước đó, mỗi làng, thị trấn hay thôn xóm chỉ có một gia đình giàu có, nhưng khi nhìn quanh và bạn thấy rằng họ chỉ là một số ít ngoại lệ. Giờ đây, trong một cộng đồng toàn cầu, giới truyền thông đang không ngừng đánh lừa sự thỏa mãn của chúng ta bằng cách họ chỉ tập trung vào 1% nhóm ngoại lệ và việc chúng ta không phải là một phần của nó. Điều đó khiến “tất cả mọi người” có vẻ như đều thành công trong khi thực tế hoàn toàn khác. 

Khoảnh khắc bạn quyết định đập tan mọi thông tin từ truyền thông, ngay khi bạn bắt đầu so sánh cuộc sống hiện tại với quá khứ, giây phút bạn dừng lại để xem xét những thành quả bạn đang gặt hái so với những nỗ lực bạn đã bỏ ra và cống hiến của những người khác (đặc biệt là gia đình bạn) đã đóng góp phần trong đó, bạn sẽ thấy hài lòng thực sự.

Nguồn: Quora