Cuối tuần rồi, Q tham gia chuyến Field trip 2 ngày 1 đêm ở Trà Vinh về chủ đề “Chuyển Đổi Số Trong Các Ngành Truyền Thống” cho các anh chị CEO đang quan tâm đến chủ đề này.
Điểm nổi bật nhất của chuyến đi là được Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ dành hẳn 4 tiếng, từ 12h trưa đến hơn 4h chiều, để chia sẻ mô hình “Tôm Đạo Đức” chú vừa triển khai được gần 1 năm, và các bài học quý giá về khởi nghiệp mà chú đúc kết được từ những kinh nghiệm xương máu của mình.
Q tổng kết lại các ý chính của phần nói chuyện về khởi nghiệp của chú Mỹ bên dưới cho những anh chị em quan tâm:
-
Người muốn khởi nghiệp cần có 4 cái:
– Sức khoẻ và sự hấp dẫn (để thu hút và thuyết phục người khác)
– Thói quen tốt: kỷ luật trong công việc
– Có tâm: làm việc không chỉ nghĩ về tiền, mà quan tâm đến những giá trị tạo ra cho xã hội, cộng đồng, đất nước.
– Đa năng, cái gì cũng làm được.
-
Vốn khởi nghiệp:
– Thời gian: biết đặt thứ tự ưu tiên
– Kinh nghiệm
– Kiến thức. Cái thứ 2 và 3 có thể đi thuê hoặc dùng sức hấp dẫn của bản thân để mượn của người khác.
– Tiền, nhưng có thể nghĩ ra cách để có mà xài. Trong xã hội ko thiếu!
*Ý quan trọng:
– Cái gì quan trọng thì nhờ người giỏi nhất làm. Có thể thương lượng để chia %. Đừng lấn sân!
-
Ý tưởng khởi nghiệp đến từ 4 nguồn:
– Làm đúng cái đang sai
– Làm tốt hơn cái hiện tại
– Làm có cái chưa có
– Mong muốn để lại dấu ấn tốt
*Ý quan trọng:
– Vấn đề là cơ hội. Ngập mặn là cơ hội để nuôi tôm vì giá tôm mắc gấp vài chục lần giá lúa.
– Sau khi biết vấn đề thì phải xác định vấn đề thật trước khi lên ý tưởng.
– Đi từ Trà Vinh lên Sài Gòn là có cả ngàn ý tưởng.
– Có ý tưởng rồi thì phải xem độ lớn của vấn đề: thị trường có đủ lớn không?
– Cần để ý kỹ giá trị và tính độc nhất của sản phẩm/dịch vụ của mình. Nếu giá trị không cao và không độc nhất thì đừng nên làm.
Nếu làm gì mà giá trị ko 10 lần giá trị của các giải pháp đang có thì đừng làm
– Đã làm thì làm lớn! (ý này được lặp đi lặp lại nhiều lần)
-
Thời điểm khởi nghiệp:
– Đúng thời điểm: quan trọng nhất. Đừng nghĩ đến việc giáo dục ai cả.
– Đúng đội ngũ: quan trọng số 2
– Đúng nơi
– Đúng tiến độ
*Ý quan trọng:
– Sau 2 cái đúng ở trên đầu thì là đến ý tưởng và mô hình kinh doanh.
-
Khi làm mô hình kinh doanh phải biết:
– Đối tượng khách hàng
– Biết giá trị mình tạo ra là bao nhiêu để bán đúng giá
– Biết tiếp thị. “People don’t buy what you do; they buy why you do it” – Simon Sinek.
– Biết bán hàng
Ý quan trọng:
– Khởi nghiệp: giải quyết một vấn đề hay nhu cầu của xã hội bằng mô hình có thể nhân rộng được.
– Nuôi tôm mà bán tôm là bình thường. Ở dưới bán tôm, ở trên bán điện, ở giữa bán thực phẩm chế biến từ tôm. Trước đó bán cổ phiếu. Làm gì cũng phải nghĩ rộng và xa hơn.
– Mô hình thay đổi theo thời gian. Phải biết thích nghi.
– Mô hình lợi hại: cho súng bán đạn.
– Khi làm ăn thì phải nghĩ đến business of scale: phải đủ lớn thì mới có lời.
– Khi khởi nghiệp nên có nhiều sản phẩm, nhưng phải xác định rõ cái nào là để nuôi cty, cái nào là sản phẩm chiến lược.
-
Bản quyền:
– Khi nào làm sản phẩm thì nên đăng ký bản quyền để chứng minh mình có sở hữu công nghệ.
– Bản quyền là tài sản, đừng sợ đầu tư. Chọn người giỏi nhất để giúp mình làm việc này.
– Chú Mỹ cho thuê bằng sáng chế được 270tr USD.
– Đăng ký bản quyền ở chỗ mình bán hàng và có đối thủ cạnh tranh.
-
Tâm thế khởi nghiệp:
– Không ai biết chuyện của cty mình bằng mình cả.
– Nếu làm vì quê hương đất nước thì ko bao giờ là thất bại.
– Không có gì hạnh phúc bằng thức dậy mà được làm điều mình thích.
– Quyết định bằng trái tim, sau khi phán xét bằng bộ óc.
– Cái gì cũng thương lượng được.
– Làm gì thì cũng đặt tiêu chuẩn cao nhất.
– Những suy nghĩ đơn giản sẽ giúp mình đi rất xa.
– Khi nhìn vấn đề ở góc nhìn tích cực thì sẽ ko có chữ thất bại trong từ điển.
– “Khách hàng là cha, cổ đông là mẹ, ngân hàng là tình nhân, nhân viên là bầy con mọn, quan chức chính phủ là chú bác, nhà cung cấp là anh chị em, các đối thủ cạnh tranh là hàng xóm láng giềng”.
– Muốn chuyển đổi số được thì phải tự động hoá được việc thu thập dữ liệu
Bên trên chỉ là tóm tắt các ý chính từ buổi chia sẻ của chú Mỹ. Còn lại thì các ví dụ minh hoạ cụ thể, cơ hội được trao đổi với đội ngũ lãnh đạo trẻ của chú, và được chứng kiến công nghệ và quy trình của các Business Unit của tập đoàn Mỹ Lan & Ryan thật sự là những bài học rất quý giá mà Q không đủ khả năng truyền tải qua câu chữ.
Bên cạnh đó, đoàn cũng được học hỏi rất nhiều từ vợ chồng Phạm Đình Ngãi và Chal Thi với mô hình của SokFarm, nhất là cái tâm khi khởi nghiệp và tầm nhìn rộng và xa.
Cảm ơn team Danny Võ đã tổ chức chuyến đi rất hữu ích này. Mong là trong năm 2021 sẽ có thêm nhiều chuyến đi tương tự để mang đến nhiều cơ hội giao lưu học hỏi cho các anh chị doanh nhân khác nữa.