Vài ngày trước, tôi nói với một phóng viên rằng chúng tôi kỳ vọng khoảng một phần ba số công ty khởi nghiệp mà chúng tôi đỡ đầu sẽ thành công. Thực tế tôi hy vọng nó có thể là một nửa. Điều này có thể suy ra một nửa công ty còn lại sẽ thất bại. Nói theo cách đó, nghe có vẻ không hay chút nào. Trên thực tế, chúng ta định nghĩa sự thành công của các startup là họ trở nên giàu có. Nếu một nửa số công ty startup mà chúng tôi tài trợ thành công, thì một nửa đó sẽ trở nên giàu có và đồng nghĩa nửa còn lại sẽ chẳng nhận được gì.
Nếu bạn có thể tránh việc phá sản và “chết non”, bạn sẽ giàu có. Nghe có vẻ như một trò đùa, nhưng nó thực sự là một mô tả khá hay về những gì xảy ra trong một công ty khởi nghiệp điển hình. Nó chắc chắn mô tả những gì đã xảy ra trong Viaweb. Chúng tôi đã tránh né việc “chết non” cho đến khi chúng tôi trở nên giàu có.
Ranh giới giữa sự thành công và sự thất bại rất mong manh. Khi chúng tôi đến thăm Yahoo để bàn về việc được mua lại, chúng tôi phải làm gián đoạn mọi thứ và mượn một trong những phòng họp của họ để nói chuyện với một nhà đầu tư sắp rút lui khỏi vòng tài trợ mới để tồn tại. Vì vậy, ngay cả khi đang làm giàu, chúng tôi vẫn phải chiến đấu chống lại thần chết.
Bạn có thể đã nghe qua câu nói: May mắn là khi sự chuẩn bị gặp cơ hội. Bây giờ bạn đã hoàn thành việc chuẩn bị. Thực tế, công việc bạn đã làm cho đến nay đã đặt bạn vào tình thế may mắn: bạn có thể trở nên giàu có bằng cách không để công ty của bạn lụi tàn. Vì vậy, hãy nói về cách để công ty không chết.
Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều các công ty startup thất bại và chúng tôi không biết chính xác vấn đề gì xảy ra với họ. Bởi vì các công ty startups thường không chết một cách ầm ĩ và anh dũng mà chủ yếu là chết trong âm thầm và lặng lẽ.
Đối với chúng tôi, dấu hiệu chính của sự diệt vong sắp xảy ra là khi chúng tôi không nhận được phản hồi từ các startups trong vài tháng. Nếu chúng tôi gửi cho họ một email hỏi có chuyện gì, và họ không trả lời, đó là một dấu hiệu thực sự xấu. Cho đến nay đó là một dự đoán chính xác 100% về cái chết các các công ty startups. Ngược lại nếu một công ty startup thường xuyên thực hiện các giao dịch và thường xuyên gửi email, liên lạc với chúng tôi để bàn về các vấn đề rắc rối thì có thể sẽ tồn tại.
Sẽ khá tuyệt nếu chỉ bằng cách thường xuyên liên lạc với chúng tôi, bạn có thể trở nên giàu có. Nghe có vẻ điên rồ, nhưng sẽ có một cơ hội tốt là nó sẽ hoạt động.
Khi các công ty khởi nghiệp chết, nguyên nhân chính của cái chết luôn là do hết tiền hoặc do một nhà sáng lập quan trọng bảo lãnh. Thường thì cả hai xảy ra đồng thời. Nhưng tôi nghĩ nguyên nhân cơ bản thường là họ đã trở nên mất tinh thần. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy rất kinh khủng. Và nếu bạn cứ tiếp tục không bỏ cuộc, mọi thứ có thể sẽ tốt hơn. Khởi nghiệp không chỉ chìm và chìm, mà nó có lúc thăng lúc trầm.
Tôi thích gợi ý của Paul Buchheit về việc cố gắng tạo ra thứ gì đó mà ít nhất ai đó thực sự yêu thích. Miễn là bạn đã tạo ra điều gì đó khiến một số người dùng thích thú thì đồng nghĩa với việc bạn đang đi đúng hướng. Sẽ rất tốt cho tinh thần của bạn khi có một lượng người dùng thực sự yêu mến bạn. Nhưng nó cũng sẽ cho bạn biết những gì cần tập trung vào. Điều gì ở công ty của bạn mà họ yêu thích? Bạn có thể làm nhiều hơn thế không? Bạn có thể tìm thêm những người yêu thích thứ đó ở đâu? Miễn là bạn có một số cốt lõi người dùng yêu thích bạn, tất cả những gì bạn phải làm là mở rộng nó. Có thể mất một thời gian khá lâu, nhưng miễn là bạn tiếp tục cắm đầu vào làm, chiến đấu đến cùng thì rồi bạn sẽ chiến thắng mà thôi.
Vì vậy, khi bạn phát hành một cái gì đó và có vẻ như không ai quan tâm, hãy xem xét kỹ hơn. Có phải không có người dùng nào thực sự yêu thích bạn hay có ít nhất một nhóm nhỏ nào đó yêu thích bạn? Có thể câu trả lời là không một ai. Trong trường hợp đó, hãy chỉnh sửa sản phẩm của bạn và thử lại. Nếu bạn tiếp tục cố gắng, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho chính bạn.
Hãy để tôi đề cập đến một số điều không nên làm. Nếu bạn thấy mình đang nói một câu kết thúc bằng từ “nhưng”, có thể bạn đang gặp rắc rối lớn. Chẳng hạn như: “Bob sắp đi học đại học NHƯNG chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc trong quá trình startup.”, “Chúng tôi đang thực hiện một số dự án tư vấn NHƯNG chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc trong quá trình startup”,… Bạn cũng có thể dịch những điều này thành “chúng tôi đang từ bỏ việc startup NHƯNG chúng tôi không sẵn sàng thừa nhận điều đó với chính mình”. Đừng bắt đầu khởi nghiệp với suy nghĩ “nhưng” trong đầu.
Một trong những điều thú vị nhất mà chúng tôi phát hiện ra khi làm việc trên Y Combinator là những người sáng lập có động lực chiến đấu đến cùng vì nỗi sợ mình có thể trông tồi tệ trong mắt người khác nếu bị thất bại hơn là hy vọng kiếm được hàng triệu đô la. Vì vậy, nếu bạn muốn kiếm được hàng triệu đô la, hãy đặt mình vào vị trí khi mà sự thất bại của bạn bị công khai và bẽ mặt.
Khi chúng tôi gặp những người sáng lập Octopart lần đầu, họ có vẻ rất thông minh, nhưng không chắc chắn 100% là họ sẽ thành công. Bởi vì họ có vẻ không có đặc biệt cam kết đi tới cùng với công ty startup của họ. Một trong hai người sáng lập vẫn còn đang đi học. Đó là một câu chuyện bình thường: anh ấy sẽ bỏ học nếu như công ty khởi nghiệp đang thành công. Kể từ đó, anh ta không chỉ bỏ học giữa chừng mà còn xuất hiện đầy rẫy trên báo Newsweek với từ “tỷ phú” in trên ngực. Anh ta không thể thất bại bây giờ. Tất cả những người thân quen của anh ta đều đã xem bức ảnh đó. Thật là nhục nhã không thể tưởng tượng nổi nếu anh ấy thất bại lúc này. Tại thời điểm này, anh ấy đã cam kết với chính mình rằng sẽ chiến đấu cho đến chết.
Tôi ước rằng mọi công ty startup mà chúng tôi tài trợ có thể xuất hiện trong một bài báo trên Newsweek viết rằng các startup ấy là thế hệ tỷ phú tiếp theo. Bởi vì nếu được như vậy, sau đó không ai trong số họ có thể từ bỏ. Tỷ lệ thành công sẽ là 90%.
Vì vậy, tôi muốn nói với các startups rằng: điều tồi tệ đang đến kìa. Nhưng bạn đừng để mất tinh thần. Khi thảm họa xảy ra, chỉ cần nói với chính mình: “Được rồi, đây là những gì Paul đã nói. Đừng bỏ cuộc!”
Nguồn: Paul Graham