Vì sao nói người thành công không tự nhiên mà thành công? Câu trả lời, nghe có vẻ nghịch lý, được tóm tắt lại thành 4 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Khi chúng ta có mục đích rõ ràng thì sẽ dễ bước đến thành công.
Giai đoạn 2: Khi đã thành công, ta có nhiều lựa chọn và cơ hội hơn.
Giai đoạn 3: Nhưng khi đã nắm trong tay nhiều sự lựa chọn và cơ hội, nỗ lực của ta sẽ bị khuếch tán vào nhiều việc.
Giai đoạn 4: Khi dồn nỗ lực vào quá nhiều việc thì sẽ khó thành công hơn.
Quan điểm này thật kỳ lạ, thành công lại là chất xúc tác cho thất bại (success is a catalyst for failure).
Bạn có để ý thấy những công ty từng rất triển vọng trên Wallstreet, rồi cũng từ từ lụi bại. Jim Collins từng viết trong cuốn “How the Mighty Fall” rằng lý do dẫn đến cái kết đó là do họ rơi vào tình trạng “theo đuổi vô kỷ luật”.
Một ví dụ cụ thể hơn từ giáo sư Enric Sala của Viện Hải dương học Scripps ở La Jolla, bang California. Sau nhiều năm làm việc, ông ấy cảm thấy hoài nghi về con đường sự nghiệp hiện tại chỉ đang ‘nhái lại’ con đường đáng ra anh nên đi. Do đó, anh bỏ công việc giáo sư và bắt đầu công việc tại National Geographic. Ngã rẽ mới này mang lại nhiều cơ hội cho sự nghiệp của anh, nó khiến anh cảm thấy như mình đã đi đúng hướng. Nhưng bị vây quanh bởi quá nhiều cơ hội hấp dẫn làm anh ấy mất tập trung vào những gì ban đầu anh vạch ra.
Thời gian sau đó, anh đã thay đổi hướng đi và chỉ nhắm đến những gì anh thật sự muốn: đó là trở thành một nhà thám hiểm thường trú của National Geographic, Enric dành phần lớn thời gian cho những chuyến đi lặn ở vùng biển xa xôi nhất, kết hợp thế mạnh về khoa học và truyền thông của mình để tác động đến các chính sách trên phạm vi toàn cầu. Và cái giá phải trả cho việc được làm công việc mình thích là bỏ qua những cơ hội tốt đẹp khác mà anh có.
Vậy làm cách nào chúng ta có thể tránh được nghịch lý đó để vững bước trên con đường đã chọn? Có 3 gợi ý sau:
Trước tiên, hãy suy nghĩ cực đoan hơn. Chẳng hạn như khi dọn quần áo, chúng ta thường giữ lại vài thứ đồ với suy nghĩ “Biết đâu mai lại cần đến bộ này” và rồi cái tủ sẽ lộn xộn với mớ quần áo không dùng đến. Bạn có tự hỏi, nếu khi đó bạn nghĩ “Mình có thật sự thích bộ này không?”, có khi bạn sẽ giải quyết được đống áo quần hiếm khi đụng tới và sẵn sàng đón những thứ tốt hơn.
Những lựa chọn trên con đường sự nghiệp thì cũng tương tự như vậy.
Các suy nghĩ cực đoan này giúp não bộ phân tích kết quả hiệu quả hơn. Thay vì bạn tìm kiếm “một cơ hội tốt”, nghe có vẻ hơi chung chung thì hãy tìm kiếm một cách nâng cao khác, cụ thể là ba câu hỏi như sau:
- Bạn thật sự đam mê điều gì?
- Điều gì khai thác tài năng của bạn?
- Điều gì đáp ứng nhu cầu của mọi người?
Sẽ không có nhiều câu trả lời đáp ứng được cả cho ba câu hỏi này, nhưng số lượng không quan trọng, thứ ta cần là câu trả lời có đóng góp cho thành công của mình.
Trở lại với câu chuyện của Enric, anh là một trong những hình mẫu hiếm hoi về sự nghiệp, được làm công việc mình yêu thích, khai thác đúng tài năng của mình và đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Mục tiêu của anh là muốn tạo ra một đóng góp đáng kể để bảo vệ những vùng biển hoang sơ còn sót lại của đại dương bằng cách lập nên Công viên Quốc gia.
Thứ hai, hãy tự hỏi “Điều gì cần thiết?” và bỏ qua những thứ khác.
Mọi thứ sẽ thay đổi khi bạn cho phép mình loại bỏ những thứ dư thừa khỏi cuộc sống. Khi đó, chìa khóa để chuyển cấp độ mới theo sẽ dần hé lộ và hãy bắt đầu các bước sau:
- Hãy thường xuyên nhìn lại! Con người có cơ chế nghiêng về sự hỗn độn, giống như khi bạn làm việc, dù không cố ý nhưng bàn làm việc cũng sẽ bị xáo trộn phần nào. Bạn thấy đó, cuộc sống lộn xộn cũng làm cho những ý tưởng hay ho bị xếp chồng chéo lên nhau và để tìm được nó từ quá khứ bạn cần loại bỏ bớt phần dư thừa còn lại.
- Bỏ công việc cũ trước khi bạn bắt đầu thêm công việc mới. Quy tắc đơn giản này đảm bảo rằng bạn không làm một công việc kém giá trị hơn những việc trước đó.
Thứ ba, hãy cẩn thận với hiệu ứng sở hữu tài sản: Hay còn được biết đến như ác cảm khi bị tước đoạt, hiệu ứng này đề cập đến xu hướng coi trọng một món đồ hơn khi bạn sở hữu nó. Trong thực tế, quyền sở hữu khiến bạn không muốn bỏ đi bất cứ món đồ nào của mình. Chẳng hạn như một cuốn sách để trên kệ đã lâu ngày rồi lại trở nên thật giá trị khi bạn định cho ai đó.
Tom Stafford từng nói về cách để thay đổi ảnh hưởng của hiệu ứng này mà bạn có thể áp dụng nó trong sự nghiệp của mình. Thay vì hỏi, “Cơ hội này đáng giá bao nhiêu?” thì hãy hỏi “Nếu tôi không nắm bắt cơ hội này, tôi phải hy sinh bao nhiêu để có được nó?“
Nếu thành công là chất xúc tác dẫn đến thất bại vì “theo đuổi vô kỷ luật”, thì quy luật theo đuổi sự tối giản này sẽ giúp bạn hóa giải điều đó.
- Không chỉ từ chối nhiều thứ, mà bạn phải lược bỏ những thứ thừa thãi một cách có chủ đích và có kế hoạch.
- Không chỉ vào là hàng năm mới tiến hành một lần, mà bạn phải xem như một phần của kế hoạch sống, mà không ngừng giảm bớt, tập trung và đơn giản hóa.
- Không chỉ loại bỏ khoảng thời gian phung phí, mà bạn phải sẵn sàng từ bỏ những cơ hội thực sự tuyệt vời.
Rất ít người có thể can đảm để sống theo nguyên tắc này và đó là lý do tại sao có sự phân biệt người thành công với người rất thành công.
Nguồn: Harvard Business Review